10 điều không nên làm với chiếc bộ đàm cầm tay của bạn
10 điều không nên làm với chiếc bộ đàm cầm tay của bạn
10 điều không nên làm với chiếc bộ đàm cầm tay của bạn
Chiếc máy bộ đàm cầm tay của bạn là công cụ làm việc hàng ngày. Hãy giữ nó luôn hoạt động tốt và có tuổi thọ lâu dài hơn. Một số điều sau đây bạn tuyệt đối không nên bao giờ thực hiện.
1. Quên làm sạch bụi
Việc duy trì luồng không khí không bị cản trở bên trong máy là vô cùng quan trọng đối với hiệu suất và tuổi thọ của máy. Bụi bẩn có thể tích tụ một cách nhanh chóng nếu bạn không thường xuyên vệ sinh làm sạch bên ngoài và bên trong thân máy, dẫn đến máy quá nóng, các điểm tiếp xúc kim loại kém, hiệu năng giảm và thậm chí có thể làm hỏng hoàn toàn một số thành phần linh kiện.
Để khắc phục, hãy lên lịch làm sạch máy thường xuyên bằng cách tháo máy ra ngoài, từng bộ phận và quét bằng cọ hay thổi bụi bằng dụng cụ thổi khí nén. Ngoài ra, hãy làm sạch các điểm tiếp xúc của máy và những thành phần mà bạn tiếp xúc trực tiếp mỗi khi sử dụng.
2. Gắn trực tiếp vào nguồn điện
Không nên cắm sạc máy bộ đàm vào nguồn điện trực tiếp mà phải qua bộ ổn áp hay bộ lưu điện UPS.
Luôn cắm sạc máy của bạn vào bộ ổn áp vì chỉ cần một pha tăng hay giảm điện áp bất thường cũng có thể làm hỏng bộ nguồn của pin máy hay thậm chí hỏng cả bo mạch chủ cũng như các thành phần khác. Ngoài ra, những trường hợp như đột ngột cúp điện rồi sau đó có điện lại cũng gây ra tình trạng cháy nguồn hay hư máy do chập điện.
Đối với người dùng thường xuyên làm những công việc quan trọng thì việc trang bị thêm bộ lưu điện UPS (uninterruptible power supply) cũng là một yếu tố cần cân nhắc.
3. Làm sạch màn hình bằng dung môi đối với bộ đàm cầm tay hiển thị màn hình:
Trong quá trình làm vệ sinh máy tính, một điều quan trọng là không nên xịt bất kì chất lỏng nào lên màn hình máy bộ đàm khi lau chùi. Nếu cần làm sạch màn hình, hãy dùng một miếng vải khô mềm và mịn, thấm ướt bằng nước thường hay nước lau màn hình chuyên dụng rồi vắt khô trước khi thực hiện lau chùi bề mặt màn hình.
Lưu ý là không nên sử dụng các loại dung môi hay hóa chất và xịt trực tiếp vì chúng có thể làm hỏng bề mặt màn hình. Đồng thời, một điều quan trọng để đảm bảo an toàn khi lau chùi màn hình cũng như các thiết bị ngoại vi khác là phải tắt nguồn hoàn toàn và rút điện ra khỏi ổ cắm.
4. Vô tình làm đổ nước vào máy bộ đàm.
Nước và các thiết bị điện tử luôn là kẻ thù của nhau.( Dù công nghệ hiện tại đã phát minh ra bộ đàm ngâm được trong nước khoảng 30')
Nước và các thiết bị điện tử luôn là "kẻ thù" của nhau. Một li cà phê hay bia có thể làm cho bạn hạnh phúc và có động lực hơn để làm việc, nhưng nó sẽ làm cho chiếc máy bộ đàm của bạn trở thành đống sắt vụn. Hãy cẩn thận và đặt tất cả những thứ có chất lỏng tránh xa máy bộ đàm cầm tay. Và có lẽ bạn không nên ăn uống tại bàn làm việc của mình quá nhiều, vì các loại thức ăn nước uống có thể làm vấy bẩn máy.
5. Túm ăng ten bộ đàm.
Người dùng thường túm nắm angten máy bộ đàm, thay vì cầm thân máy. Các hãng sản xuất đã thiết kế ra thân máy dùng để cầm liên lạc, nhưng số ít khách hàng lại hay làm gãy, hỏng angten dẫn đến việc suy hao tín hiệu, đứt gãy ang ten.
Do đó, bạn nên sử dụng một cách ý thức để tuổi thọ ăngten sử dụng được bền hơn.
6. Tháo pin đột ngột khi máy đang liên lạc cập nhật hệ thống.
7. Lắp đặt không gọn gàng, xộc xệch.
8. Gỡ bỏ thiết bị Ăng ten không đúng cách
9. Không lắp ăng ten vào máy sau khi cài đặt trình điều khiển, thu phát:
Việc này giống bức tử máy bộ đàm cầm tay của bạn, vì khi phát tín hiệu liên lạc mà bạn chưa gắn ăng ten đồng thời vào thân máy, dấn đến hỏng công suất phát, cháy công suất bên trong.
Hãy lắp đặt đầy đủ phụ kiện, trước khi sử dụng.
10. Quên bàn giao thiết bị
Đăng nhận xét